Đam mê khoa học thì đi Mỹ, đam mê nửa vời thì đi Thụy Điển

Mình dành bài viết này dành cho các bạn học viên sau đại học có xu hướng nghiên cứu (Master by Research và PhD) dưới góc nhìn của cá nhân mình. Nói đến du học, những nước đầu tiên xuất hiện sẽ là: Mỹ, Canada, Anh, Úc. Những nước này đều có ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Anh, những môi trường lý tưởng cho các bạn du học sinh để trau dồi tiếng Anh. Do vậy, các bạn du học sinh có xu hướng chọn các nước nói tiếng Anh kể trên. Nhưng, tiếng Anh có phải ngôn ngữ của khoa học không? Bạn hãy đọc thật kỹ bài toán và lời giải của nó như sau: 

Giả sử là bạn hiểu bài toán và lời giải này, vậy tiếng Anh có còn là ngôn ngữ trong khoa học hay không? Các nước nói tiếng Anh có nên là lựa chọn hàng đầu khi học các chương trình sau đại học hay không? Không thể phủ nhận rằng các nước nói tiếng Anh kể trên có nền giáo dục hàng đầu, và đáng là điểm đến lý tưởng cho các bạn du học sinh. 

Các nước kể trên đều chia các trường đại học theo “Tier” từ cao xuống thấp. Nếu như được học ở các trường Tier 1 như MIT, UC, Oxford, Cambridge, sẽ là một cơ hội thực sự lớn để làm các nghiên cứu khoa học đột phá (groundbreaking). Còn ở các trường Tier thấp hơn, các dự án sẽ thiên về các nghiên cứu dạng phát triển từ các nghiên cứu đột phá kể trên. Rõ ràng là các nghiên cứu dạng phát triển này chỉ được thực hiện bởi các nhóm sinh viên thì không thể tốt bằng các nghiên cứu ở các tập đoàn lớn được. 

Vậy còn các trường học ở Thụy Điển thì sao? Các trường đại học ở Thụy Điển đều ít nhiều nhìn nhận được vấn đề giữa nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ở các tập đoàn. Do vậy, phần lớn các trường đại học ở Thụy Điển ví dụ như KI, KTH, Uppsala, Lund, Chalmers, Linkoping đều tập trung vào các nghiên cứu đột phá (groundbreaking). Có một điểm khác biệt rất lớn về dự án nghiên cứu ở các trường đại học Thụy Điển so với phần lớn phần còn lại ở Thế giới, các dự án nghiên cứu đều không đề ra yêu cầu đầu ra của dự án. Ví dụ như dự án A cần phải có ba bài nghiên cứu công bố uy tín. Điều đó là không xuất hiên ở các trường đại học ở Thụy Điển. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm, các bạn nghiên cứu sinh có không gian và thời gian để thỏa sức làm nghiên cứu mà không có sức ép nào. Nhưng cũng có thể không làm gì cả. Kết luận lại là, nếu đam mê nghiên cứu khoa học và chịu được áp lực cao thì nên đến các trường Tier 1 ở các nước nói tiếng Anh. Còn nếu đam mê khoa học nhưng muốn một môi trường thoải mái sáng tạo thì Thụy Điển là điểm đến lý tưởng.

 

Tùng Nguyễn


    Viết bình luận