Cực quang là gì ?
Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học hiếm gặp được hình thành do sự bức xạ từ mà hình thành những vệt sáng đủ màu sắc trên bầu trời. Trên bầu trời đêm các ánh sáng như những dải được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của trái đất. Sự phun trào hàng loạt của mặt trời tạo các làn gió điện từ lớn tới trái đất và bị tầng khí quyển trên của trái đất chặn lại và đây được gọi là sự xung đột điện từ. Khi bị xung đột như vậy đã tạo ra các dải sáng chuyển động liên tục và thay đổi trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Hiện tượng kì thú này rất đẹp và lộng lẫy trên bầu trời đêm nhưng không phải ở đâu cũng có thể quan sát được mà chỉ có một số cùng nhất định mới thấy được hiện tượng quang học tự nhiên này.
Đi đâu để xem cực quang ?
Rất may mắn, Thụy Điển là một trong những quốc gia mà chúng ta thường xuyên quan sát được hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này. Thời gian phù hợp để ngắm hiện tượng này tại Thụy Điển là vào tháng 9 tới cuối tháng 3. Nơi thích hợp nhất để ngắm cực quang là công viên quốc gia Abisko tại vùng Lapland, phía bắc Thụy Điển. Với địa hình đồi núi bao quanh và điều kiện thời tiết lý tưởng, nhất là vào ban đêm, công viên quốc gia Abisko là nơi lý tưởng để ngắm cực quang rõ ràng nhất. Ngoài ra, khi đến với công viên Abisko nhất là vào mùa đông, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm hoạt động trượt tuyết, di chuyển tour bằng xe trượt tuyết chó kéo…..
Bên cạnh Lapland, các tỉnh phía Bắc của Thụy Điển (Umeå, Uppsala,…) cũng thường xuyên đón nhận các đợt cực quang mạnh, cùng với những trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn cùng với người dân và các bạn sinh viên quốc tế địa phương mỗi đợt cực quang về.
Khi nào cực quang xuất hiện ?
Như đã trình bày, Thời gian phù hợp để ngắm hiện tượng này tại Thụy Điển là vào tháng 9 tới cuối tháng 3. Một trong những cách giúp chúng ta theo dõi được khi nào hiện tượng cực quang xuất hiện đó là follow các hội nhóm theo dõi cực quang tại địa phương trên mạng xã hội, cũng như cài đặt ứng dụng dự báo cực quang. Thông thường, chỉ số KP lớn hơn 4 sẽ là một trong những tín hiệu dự báo cực quang sẽ xảy ra. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện ánh sáng (trời sáng trăng hay không), độ che phủ của mây mà ứng dụng sẽ cung cấp cho chúng ta tỷ lệ cực quang xuất hiện là cao hay thấp. 15% thường là tỷ lệ tối thiểu mà cực quang đủ mạnh để chúng ta có thể ghi lại hình ảnh.
Cần gì để có thể lưu lại hình ảnh cực quang ?
Một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp với một bộ setting chuyên dụng (độ phơi sáng, ISO, tiêu cự, tốc độ màn trập,…) sẽ là công cụ tốt nhất để ghi hình cực quang. Bên cạnh đó, hiện nay, các thiết bị smartphone mới đều có chức năng chụp ban đêm (night mode) với thời gian phơi sáng có thể kéo dài tối đa 10s. Tuy không thể nào so sánh với các thiết bị ghi hình chuyên nghiệp như máy ảnh cầm tay, những hình ảnh lưu lại cũng khá sắc nét với hầu hết các dải màu của cực quang. Một ứng dụng bên thứ ba giúp tối ưu hóa các settings của camera điện thoại như bộ settings trên máy ảnh chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn theo dõi và lưu lại những khoảnh khắc mà cực quang xuất hiện. Dưới đây là hướng dẫn thiết lập một bộ settings hoàn chỉnh để ghi hình cực quang:
How to PHOTOGRAPH the NORTHERN LIGHTS [[8 STEPS]] (capturetheatlas.com)
Chúc các bạn may mắn và hi vọng sẽ được quan sát những bức hình lung linh mà các bạn ghi lại !